Bất động sản nghỉ dưỡng chậm hồi phục
Cùng đi với Chủ tịch nước Lương Cường có Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải, cùng các trợ lý Chủ tịch nước và đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước.Trong không khí trang nghiêm, xúc động của ngày đầu xuân năm mới, Chủ tịch nước Lương Cường đã thắp hương, thành kính tưởng nhớ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, người đã suốt đời cống hiến, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.Trước anh linh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Chủ tịch nước Lương Cường nguyện tiếp tục phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và khát vọng phát triển để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh và thịnh vượng.Tiếp đó, Chủ tịch nước Lương Cường thăm ao cá Bác Hồ trong khuôn viên Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là nơi lúc sinh thời, hàng ngày, sau giờ làm việc buổi chiều Bác lại ra bờ ao vỗ tay gọi và thả thức ăn cho đàn cá ăn.Chủ tịch nước cũng đã thăm khu trưng bày ba chiếc xe ô tô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh niên đại từ năm 1954 - 1969 vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia trong những ngày cuối năm 2024.Chúc Tết và nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên khu di tích, Chủ tịch nước đề nghị, trong năm mới, khu di tích cần tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của mình, hết lòng, hết sức gìn giữ những tài liệu, hiện vật quý giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để chúng trở thành nguồn tài sản tinh thần vô giá cho thế hệ hôm nay và mai sau, để khu di tích luôn là "địa chỉ đỏ" thiêng liêng, nơi truyền tải những giá trị lịch sử, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh không chỉ đối với nhân dân Việt Nam mà còn đối với bạn bè khắp năm châu.Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại. Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta và bạn bè quốc tế.Đã hơn một nửa thế kỷ trôi qua, nhưng di sản của Người vẫn hiện hữu sâu sắc trong không gian Di tích quốc gia đặc biệt - Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Những di tích, tài liệu, hiện vật tại đây chính là bằng chứng sống động, chân thực nhất, phản ánh cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.Mẹ đơn thân lặn lội tìm cho được nguyên nhân khiến con gái mất ở TP.HCM: Chỉ mong con thanh thản
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Nhu cầu khách sạn gia tăng, bất động sản nghỉ dưỡng đứng trước cơ hội lớn
Hoàng Ly Na (19 tuổi, trú TP.Huế) đến chùa Từ Hiếu từ rất sớm, cùng nhóm bạn vui vẻ chụp ảnh dưới những hàng thông reo, hồ nước hay góc tường rêu phong của chùa. Cảnh vật, không gian và âm thanh yên bình của ngôi cổ tự khiến nhóm bạn trẻ càng thư giãn, an yên trong những ngày cuối năm.Na cho biết, cả nhóm đã lên kế hoạch từ trước, từ việc thuê trang phục áo dài cách tân đến chọn khung giờ chụp lý tưởng để tận dụng ánh sáng tự nhiên. "Khung cảnh ở đây đậm chất cổ xưa, rất đẹp. Mình đến đây từ rất sớm nên đã chụp được rất nhiều bức ảnh ưng ý", Na nói.Ở một góc khác chị Trần Thu Hà (một du khách đến từ Quảng Nam) cũng vượt hàng trăm cây số để đến ngôi chùa này check-in để chụp ảnh Tết Nguyên đán. Chị Hà chọn cho mình phong cách hoài cổ, lấy cảm hứng từ nét đẹp phụ nữ triều Nguyễn với tà áo dài Nhật Bình để phù hợp với không gian nơi đây."Biết nhiều đến sự thơ mộng của ngôi chùa này lâu rồi nên hôm nay mình quyết định đến đây để chụp ảnh. Đây là một ngôi chùa cổ mang trong mình nét đẹp thơ mộng, yên bình, đậm chất Huế xưa. Đến đây để chụp hình ngoài khung cảnh đẹp, mình hiểu thêm về văn hóa, lịch sử của chùa.Ở những không gian khác của chùa Từ Hiếu, nhiều nhóm bạn trẻ đang hào hứng chụp ảnh tết, với những câu chuyện và phong cách độc đáo. Một số đầu tư trang phục áo dài, số mang theo bó hoa tươi và các phụ kiện như quạt giấy, nón lá để làm điểm nhấn cho bộ ảnh. Điểm chung là bất cứ khi đến chùa cũng đều đi nhẹ, nói khẽ và tập trung chăm chút từng góc hình.Chia sẻ lý do khiến địa điểm này đang gây "sốt" giới trẻ, Trương Thị Ái Huyền (19 tuổi, thợ chụp ảnh ở Huế) cho rằng vì không gian ở đây cổ kính và khá rộng nên có nhiều vị trí để chụp ảnh. "Thời gian gần đây, các bạn trẻ rất thích phong cách cổ điển nên lượng khách chụp hình yêu cầu mình đến đây rất đông. Muốn cho ra một bộ ảnh xuân ưng ý, các bạn nên chọn trang phục áo dài, đi vào thời điểm buổi trưa sẽ có ánh sáng đẹp, ít người... nên việc chụp ảnh thuận tiện hơn", Huyền chia sẻ.Chùa Từ Hiếu được hình thành vào năm 1848, ngôi chùa được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất xây dựng từ thời nhà Nguyễn, sở hữu nhiều kiến trúc độc đáo với những nét kiến trúc mang đậm chất xứ Huế. Từ lúc xây dựng chùa đến bây giờ, ngôi chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn luôn giữ nét tôn nghiêm, trầm mặc vốn có, trải qua biết bao thời gian. Chùa Từ Hiếu nổi bật với sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc cung đình với sự giản dị, trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng giữa khu rừng thông xanh mát bên cạnh con suối nhỏ trong vắt. Đây còn được nhiều người biết đến vì là nơi yên nghỉ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sau khi trở về Việt Nam.
Chất nhờn có nhiều trong đậu bắp là một chất điều chỉnh lượng đường trong máu tự nhiên. Đây là một trong những lợi ích của đậu bắp ngâm nước qua đêm.
Doanh nghiệp nào đang gửi tiết kiệm hàng chục ngàn tỉ đồng?
Mạng xã hội chia sẻ câu chuyện bạn bè của chú rể tự tay chuẩn bị cổng cưới tặng bạn thân trong ngày trọng đại. Người đi kiếm cây chuối, người chặt tre, người cắm hoa trong không khí vui vẻ, rộn ràng. Cổng cưới hoàn thiện chỉ trong một ngày, ai nấy đều hài lòng với món quà đặc biệt của nhóm bạn dành tặng chú rể. Nhiều người để lại bình luận tích cực về tình nghĩa bạn bè và gửi lời chúc hạnh phúc đến cặp vợ chồng trẻ.Tài khoản Nguyễn Ngọc viết: "Cổng đẹp nhưng hơn hết là sự đoàn kết, tình cảm gia đình hàng xóm láng giềng. Đó mới là ngày vui, chứ đám cưới lộng lẫy xa hoa, khách tới chỉ ngồi ăn cũng không vui lắm". Bạn Việt Linh bày tỏ: "Thích đám cưới như này nè, hồi xưa làm gì có cổng rạp như bây giờ. Toàn thanh niên trai tráng trong xóm tụ tập lại làm, ăn uống với nhau vui hết nấc". Một trong những người làm cổng cưới tặng chú rể là anh Phan Vũ (ở H.Vị Thanh, Hậu Giang), bạn của chú rể Lê Thiện Văn (32 tuổi). Anh Vũ cho biết, trước đám cưới một ngày mọi người sắp xếp thời gian, công việc đến phụ giúp gia đình. Nhóm bạn chỉ mua hoa hồng tươi còn chuối, tre, dừa nước… thì tìm trong xóm. Chú rể là người tổ chức đám cưới cuối cùng trong nhóm bạn chơi chung với nhau nên mọi người muốn phụ giúp để đám cưới trở nên ý nghĩa. "Công đoạn khó khăn nhất là lá chuối và lá tre hay bị khô nên tụi mình phải thay liên tục. Mọi người cùng đoàn kết, chung sức nên việc thực hiện diễn ra nhanh gọn. Cổng cưới tự làm tiết kiệm được khoảng 3 triệu nhưng điều quan trọng là thể hiện tình cảm với người bạn thân", anh Vũ nói. Nhóm bạn chơi chung với nhau từ hồi cấp 3, đến nay đã 12 năm. Hàng xóm, khách mời đến dự ai cũng khen cổng cưới, chụp hình kỷ niệm. Chú rể Thiện Văn cho hay, bản thân rất vui và hạnh phúc khi được bạn bè phụ giúp trong ngày trọng đại. "Ai cũng nhiệt tình đóng góp công sức vào ngày vui của mình. Cây nhà lá vườn có gì mọi người làm đó nhưng kết quả thành công ngoài sức kỳ vọng. Các bạn tự lên ý tưởng, kiếm vật liệu để hoàn thiện. Tôi mua thêm ít hoa tươi về cắm để không gian thêm lãng mạn", anh Văn cho hay. Anh Văn bày tỏ sự trân quý trước tình cảm của bạn bè, khách mời dành cho mình. Ai cũng dành thời gian chụp hình kỷ niệm và lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ. Ở chỗ anh, đa phần đều thuê dịch vụ tiệc cưới tổ chức, ít ai tự làm. Anh Văn và cô dâu yêu nhau hơn một năm trước khi nên duyên vợ chồng. "Nhà cô dâu cách nhà mình khoảng 30 km, nhà gái cũng khen cổng cưới. Tôi vô tình gặp vợ trong một lần đi dự tiệc, hai người nói chuyện, tìm hiểu và nhận thấy có nhiều điểm tương đồng. Tụi mình yêu nhau và giờ đồng hành với nhau trong cuộc sống", chú rể chia sẻ.